Đền thờ Cô Chín ở Hà Nội: Địa chỉ và cách dâng lễ

Cô Chín là vị Thánh Cô nổi tiếng anh linh nên được thờ vọng tại rất nhiều nơi trên cả nước. Tại bài viết này, chúng tôi xin cung cấp thông tin về các đền thờ Cô Chín ở Hà Nội để con hương và du khách lân cận có thể tới dâng lễ vái vọng.

Cô Chín là ai? Thân thế Cô Chín Sòng Sơn

Cô Chín hay Cô Chín Sòng Sơn là vị thánh cô đứng hàng thứ chín trong Tứ Phủ Thánh Cô, sau Cô Tám Đồi Chè và trước Cô Mười Đồng Mỏ.

Dân gian kể sự tích Cô Chín rằng Cô là vị Tiên Cô tài phép theo hầu Mẫu Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Sòng. Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng Cô hầu bên Chầu Cửu hay Mẫu Thoải. Theo sự tích dân gian, cô là người tài giỏi có phép tiên thần thông quảng đại. Cô tinh thông thuật xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Ai mà phạm tội, cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách rồi cô hành cho dở điên, dở dại. Khi cô dạo chơi khắp trời Nam, đất Việt, thấy xứ Thanh cảnh lạ đẹp vô biên, cô liên cho hội họp thần nữ năm ba vạn cát, lấy gỗ sung làm nhà còn cây si thì cô mắc võng. Nhân dân cầu đảo thấy linh ứng bèn lập đền thờ cô ngay tại đất này.

Cũng có một truyền thuyết khác kể về Cô Chín rằng Cô là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi. Vì tức giận nên cô đã về tâu với Thiên Đình để trừng trị những kẻ bất kính rồi thu hồn phách cho dở điên dở dại. Với phép thần thông quảng đại cùng biệt tài xem bói nghìn quẻ ấy mà trong những năm giặc nước ngoài xâm lăng, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc nhờ đó mà trăm trận trăm thắng.

Xem thêm: Thân thế Cô Chín Sòng Sơn – Người có căn Cô Chín thì như nào?

Đền thờ Cô Chín ở Hà Nội

Cô Chín linh thiêng nổi tiếng nên rất nhiều địa điểm tâm linh trên cả nước đang thờ phụng cô. Đền thờ Cô Chín ở đâu cũng là câu hỏi của rất nhiều con nhang đệ tử và du khách gần xa khi muốn về cửa Cô.

Hiện Cô đang được thờ chính tại đền Cô Chín Giếng (phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Ngoài ra đền Sòng Sơn cách đó khoảng 2km cũng là một trong những đền thờ Cô Chín nổi tiếng bậc nhất. Ngoài ra, Đền thờ Cô Chín ở Hà Nội và những địa điểm khác là những ngôi đền đặt bát hương thờ vọng thánh cô. Nếu không có điều kiện về đền Cô ở Thanh Hóa thì nơi thờ Cô Chín tại Hà Nội chính là những địa điểm tâm linh yết lễ cho các con nhang đệ tử, bao gồm:

Đền Kim Giang

Địa chỉ: 122 Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

nơi thờ cô chín ở hà nội
Đền Kim Giang

Đền Kim Giang hay đền Lủ Cầu là ngôi đền thờ Mẫu Sòng tức Mẫu Liễu Hạnh. Do đó, đền còn có tên gọi là đền Hội Mẫu. Đền gồm các hạng mục cổ như lầu bát giác, hai bên sân gạch là nhà thờ đức thánh Trần và Tam toà Thánh Mẫu. Trong đền còn có cung thờ vọng Cô Chín.

Đền Sòng Sơn

Địa chỉ: 35 Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội

đền thờ vọng cô chín ở hà nội
Đền Sòng Sơn – Hà Nội

Đền Sòng Sơn hay còn được gọi với cái tên Sòng Sơn Vọng Từ là nơi đang lưu giữ bát hương của Miếu Hai Cô bên tường của Quốc Tử Giám xưa kia được chuyển về. Ngôi đền hiện đang thờ vọng Cô Chín.

Hiện vẫn chưa rõ ngôi đền được xây dựng vào thời nào. Đền từng bị thực dân Pháp đốt phá vào năm 1947. Tới năm 1949 – 1951, ngôi đền được xây dựng và tôn tạo lại thành ngôi đền ngày hôm nay. Di tích đền Sòng Sơn hiện còn bảo lưu được bộ di vật văn hoá – lịch sử khá phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau: 4 bức hoành phi, 3 bức cửa võng, chạm rồng chầu, 1 long ngai chạm rồng thế kỉ XIX, 10 khám thờ, 37 pho tượng tròn. Nằm tại vị trí trung tâm Hà Nội, chắc chắn đây là địa điểm tâm linh thờ vọng Cô Chín mà du khách không thể bỏ qua.

Ngoài 2 ngôi đền thờ vọng Cô Chín ở Hà Nội trên, thủ đô còn có 3 ngôi miếu thờ Cô Chín nổi tiếng là:

Miếu Cô Chín Giếng

Địa chỉ: 86 Hào Nam, Phường Chợ Dừa, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Miếu Cô Chín

Địa chỉ: Ngõ Lan Bá, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Hà Nội

đền thờ cô chín ở đâu

Miếu Thờ Cô Chín

Địa chỉ: Gia Quất – 32 Ngõ 29 Thượng Thanh, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (Gần chung cư Royal City Sông Hồng)

đền thờ cô chín sòng ở hà nội
Miếu Cô Chín – Gia Quất

đền thờ cô chín ở hà nội

Kinh nghiệm sắm lễ dâng đền Cô Chín

Cô Chín nổi tiếng là vị Thánh Cô quyền phép, luôn ban phước lành cho nhân dân nên không chỉ những người lập đàn mở phủ mới cúng lễ cô mà hàng năm, hàng ngàn con hương đến đền Cô Chín Giếng dâng hương cầu bình an, cầu cho gia đình khỏe mạnh, mọi việc tốt lành, xuôi chèo mát mái. Với lòng thành tâm cầu khấn, cô sẽ chứng giáng và phù hộ cho gia đình bạn.

Tại đền thờ Cô Chín ở Hà Nội hay tại bất kì đâu, trước tiên con hương phải dâng lễ trình Cô thì Cô mới chứng cho. Vậy đi lễ Cô Chín cần những gì? Thông thường, khi đến lễ Cô Chín Giếng, người ta thường sắm lễ cơ bản gồm 12 quả cau, 12 lá trầu và 9 bông hoa hồng. Còn một mâm lễ đầy đủ dâng Cô sẽ gồm một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.

Nếu muốn lễ tại giếng Cô Chín, bạn cũng có thể sắm mã và một số đồ lễ mặn để dâng lễ tại đây. Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Oản Tài Lộc 103
Oản Tài Lộc màu hồng dâng Cô Chín
cô chín sòng sơn
Oản Tài Lộc màu hồng theo trang phục Cô Chín
căn cô chín là gì
Mẫu Oản Tài Lộc dâng Cô Chín
cô chín là ai
Mẫu Oản Tài Lộc thiết kế đặc biệt dâng Cô Chín

Với những nghệ nhân tài năng cùng đôi bàn tay khéo léo kết hợp với quá trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu về văn hóa cúng lễ đền phủ Việt Nam, Oản Cô Tâm đã tạo nên rất nhiều tác phẩm Oản cúng lễ vô cùng đặc sắc, mang vẻ đẹp sang trọng, lộng lẫy, có 1-0-2 cực kỳ thích hợp để dâng lễ các thánh thần Tứ Phủ. Ngoài mẫu oản để dâng lễ Cô Chín Sòng Sơn, chúng tôi còn rất nhiều mẫu oản đẹp với thiết kế khác biệt, chuyên biệt để dâng lễ cho mỗi vị thánh.

Quý khách tham khảo những mẫu này tại Oản Tứ Phủ dâng lễ thánh thần Tứ Phủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *